Cách trị sẹo thâm mụn hiệu quả luôn là vấn đề dành được sự quan tâm của mọi lứa tuổi, giới tính. Xuất hiện sau những tổn thương trên da, sẹo thâm mụn khiến nhiều người đều cảm thấy ngán ngẩm, sợ hãi. Bởi nó ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ của làn da. Thời gian sẹo thâm mụn tồn tại trên da càng lâu thì càng khó chữa khỏi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo rằng, nên trị sẹo thâm mụn ngay khi nó xuất hiện. Vậy đâu là giải pháp hữu hiệu để trị sẹo thâm mụn lúc mới hình thành? Hãy cùng tìm hiểu!

Cơ chế hình thành sẹo thâm mụn là gì?

Sẹo thâm chính là kết quả quá trình tự làm lành của cơ thể. Khi tế bào da tổn thương, cấu trúc da bị phá vỡ do nguyên nhân nào đó, cơ thể sẽ sản sinh ra các sợi collagen để làm lành và phục hồi lại vùng da đó. Các tế bào da mới hình thành trên khung collagen có sẵn và không khớp với tế bào da cũ. Tùy vào lượng collagen sản sinh mà xuất hiện sẹo lồi hoặc lõm. Sẹo hình thành dựa trên các giai đoạn làm lành của vết thương là: Sưng viêm, tăng sinh và tái tạo. Cụ thể:

Giai đoạn 1 (giai đoạn sưng viêm)

Giai đoạn này diễn ra nhanh trong những ngày đầu, vết thương sưng đỏ và tấy lên. Máu đông lại trên bề mặt vết thương hở để cố định da, ngăn chặn sự tấn công từ các yếu tố lạ ở môi trường. Các bạch cầu cũng được huy động để tiêu diệt vi khuẩn nếu có. Cuối giai đoạn này, cơ thể sản xuất các tế bào mới và mô để chữa lành vết thương.

Giai đoạn 2 (giai đoạn tăng sinh)

Collagen được tăng cường sản xuất để kéo miệng vết thương liền lại. Mạch máu nhỏ được hình thành để chữa lành vết thương nhanh. Nếu trong giai đoạn này, da được chăm sóc tốt thì vết thương sẽ nhanh chóng thu gọn và không bị viêm nhiễm.

Giai đoạn 3 (giai đoạn tái tạo)

Bề mặt vết thương đã lành hẳn, liền da. Tuy nhiên, mô xơ gây sẹo vẫn được sản sinh. Đặc biệt, trong khoảng 40 - 60 ngày lành sẹo, quá trình tạo sẹo vẫn diễn ra mãnh liệt, gần như quyết định kích thước và mức độ của sẹo. Do vậy, nếu có vết thương thì bạn nên để ý chăm sóc da để tránh sẹo hình thành.

Có thể thấy, giai đoạn 2 (giai đoạn tăng sinh) chính là thời điểm bắt đầu hình thành sẹo và vết thâm trên da. Đây được coi là thời điểm vàng để tác động điều trị sẹo thâm. Bởi ngay sau khi vết thương khép miệng, bắt đầu thực hiện các biện pháp tác động vào quá trình lành sẹo thâm của da thì khả năng phục hồi sẽ lên tới 80%. Để trị sẹo thâm trong giai đoạn này, bạn chỉ cần thực hiện các phương pháp cung cấp dưỡng chất cho da bằng những nguyên liệu tự nhiên.

4 tuyệt chiêu giúp trị sẹo thâm mụn mới hình thành cực hiệu quả tại nhà

Các phương pháp trị sẹo thâm mụn mới hình thành từ thiên nhiên đơn giản và ít tốn kém. Bạn có thể lựa chọn và áp dụng những công thức dưới đây:

Trị sẹo thâm mụn mới hình thành bằng nha đam

Nha đam có chứa lượng lớn axit folic và các vitamin A, B, C, E,… giúp: Sát khuẩn, dịu da; Làm lành vết thương từ sâu bên trong; Mờ vết thâm sẹo nhờ cơ chế kích thích, tổng hợp collagen và các sợi elastin.

Nguyên liệu: 1 lá nha đam tươi.

Cách thực hiện: Lá nha đam rửa sạch, tách vỏ và cạo lấy phần gel trong suốt. Làm sạch da và dùng phần gel nha đam thoa trực tiếp lên mặt, vùng bị sẹo thâm mụn. Massage nhẹ nhàng cho tinh chất thấm sâu vào trong các tế bào da. Đợi khoảng 20 phút thì rửa mặt lại với nước mát. Bạn nên thực hiện đều đặn phương pháp này 3 – 4 lần mỗi tuần.

Trị sẹo thâm mụn mới hình thành bằng chanh

Chanh chứa nhiều vitamin C và axit citric có tác dụng kháng khuẩn, đồng thời thúc đẩy cơ chế sản xuất collagen, dưỡng trắng cũng như làm mờ các vết thâm sẹo.

Nguyên liệu: ½ quả chanh tươi.

Cách thực hiện: Chanh cắt đôi, vắt lấy phần nước cốt, bỏ hạt. Làm sạch da với nước hoặc sữa rửa mặt phù hợp. Dùng bông gòn thấm nước cốt chanh và thoa lên vị trí sẹo thâm mụn. Massage da nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện cách trị sẹo thâm mụn bằng chanh từ 3 – 4 lần/tuần.

Lưu ý: Không nên để chanh quá lâu trên da. Vì axit trong chanh nếu để lâu có thể làm mòn da.

Trị sẹo thâm mụn mới hình thành bằng hành tây đỏ

Hành tây có tác dụng trị sẹo thâm mụn nhờ khả năng ngăn chặn sự sản xuất quá mức collagen trong da. Ngoài ra, hàm lượng lớn các vitamin và quercetin trong hành tây còn giúp chống lão hóa, tái tạo da, trị sẹo thâm.

Nguyên liệu: Hành tây đỏ, dầu oliu.

Cách thực hiện: Hành tây đỏ bóc vỏ, ép lấy phần nước cốt. Thêm 3 - 4 thìa cà phê dầu oliu, trộn đều. Thấm hỗn hợp bằng bông tẩy trang và thoa đều lên vị trí bị sẹo thâm trên mặt. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 5 phút. Sau 15 phút thì rửa sạch. Thực hiện 3 lần mỗi tuần.

Trị sẹo thâm mụn mới hình thành bằng khoai tây

Khoai tây có chứa hàm lượng cellulose, vitamin B1, B2, phốt pho và khi được nấu chín sẽ xuất hiện thêm vitamin C. Sử dụng mặt nạ khoai tây sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa da và cải thiện các vết sẹo thâm hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 củ khoai tây, sữa tươi không đường.

Cách thực hiện: Khoai tây rửa sạch, đem luộc chín (hoặc hấp), để nguội rồi lột vỏ và đánh nhuyễn. Cho sữa tươi không đường vào trộn đều. Sau đó, rửa sạch mặt và thoa hỗn hợp này lên da. Để yên trong khoảng 20 – 25 phút rồi rửa sạch lại.

Sản phẩm thảo dược giúp ngăn ngừa mụn tái phát, hỗ trợ cải thiện sẹo thâm hiệu quả

Cách dùng những nguyên liệu tự nhiên như: Chanh, khoai tây, nha đam, hành tây đỏ,… để cải thiện sẹo thâm mụn là hướng đi đơn giản, thân thiện, ít tốn kém nên được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, hầu hết những phương pháp này đều chỉ là cách bổ sung dưỡng chất giúp da khỏe mạnh và sáng hơn chứ không thể trị được sẹo thâm. Vì vậy, để có thể cải thiện sẹo thâm mụn hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo tính an toàn thì xu hướng dùng kem bôi hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn

Ưu điểm nổi bật của kem thảo dượcđó là tác động vào 3 giai đoạn trước, trong và sau mụn, cụ thể:

Giai đoạn 1: Tấn công và tiêu diệt ổ vi khuẩn gây mụn P.acnes, đẩy nhân mụn lên bề mặt da nhờ tác dụng chống viêm, kháng khuẩn của dịch chiết neem (hay còn gọi là cây sầu đâu, xoan Ấn Độ). Cây neem chứa hàm lượng kháng sinh, chống viêm tự nhiên rất lớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiết xuất lá neem làm tăng khả năng chữa lành vết thương thông qua tác dụng: Tăng lượng hydroxyproline, tăng sự hình thành và liên kết chéo của các sợi collagen. Từ đó, nhanh chóng tái tạo lớp da mới và hạn chế sẹo hình thành. Mặt khác, tất cả các bộ phận của cây neem đều có tính kháng khuẩn rất mạnh, mang đến khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn, ngăn ngừa mụn hình thành và phát triển hiệu quả. 

Giai đoạn 2: Giúp nhân mụn khô và bong khỏi da, đồng thời làm se khít vết loét do mụn, đóng đầu ổ mụn, khô vết mụn nhờ sự tối ưu hóa tác dụng kháng khuẩn, làm sạch da, kiểm soát dầu nhờn của lô hội, hoàng liên, ba chạc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gel lô hội kích thích trực tiếp đại thực bào và nguyên bào sợi, dẫn đến làm tăng tổng hợp collagen cũng như proteoglycan, thúc đẩy quá trình lành vết thương. Sài đất cũng được chứng minh có tác dụng làm nhanh liền sẹo, thu nhỏ vết loét. Khi các thảo dược này được kết hợp sẽ phát huy tối đa hiệu quả cải thiện mụn của mình.

Giai đoạn 3: Đẩy nhanh quá trình phục hồi da sau mụn, ngừa sẹo thâm, làm sáng da và dưỡng ẩm, ngừa mụn tái phát, giữ làn da sạch đẹp dài lâu. Có được hiệu quả này là nhờ sự phát huy tối đa công dụng của lô hội kết hợp với sài đất, ba chạc, hoàng liên trong 

Có nhiều cách để trị sẹo thâm mụn trên mặt, bạn cần lựa chọn cho mình phương pháp hiệu quả nhất. Kiên trì thực hiện các biện pháp thiên nhiên cùng với việc sử dụng đều đặn kem bôi thảo dược sẽ giúp làm mờ sẹo thâm mụn nhanh chóng, hiệu quả!