Căng thẳng thần kinh, thường xuyên thức khuya, mất ngủ,… là yếu tố thuận lợi để mụn phát triển. Vậy khi qua giai đoạn căng thẳng, mụn có tự khỏi không? Chúng ta cùng đến với thông tin đăng tải trên trang Web MD – Tổ chức cung cấp dịch vụ thông tin sức khỏe uy tín của Mỹ bởi tác giả Katherien Kam về mối liên hệ giữa căng thẳng thần kinh và mụn trứng cá.
Từ nhiều năm trước, các bác sĩ cho rằng, căng thẳng thần kinh làm bệnh mụn trứng cá trở nên nặng hơn, nhưng giả định này chỉ dừng lại ở mức độ quan sát, các nghiên cứu sau sẽ dần làm rõ mối tương quan này.
- Năm 2003, một nghiên cứu tại trường đại học Standford (California, Mỹ) đăng tải trên Archives of Dermatology cho thấy, các sinh viên trong trường bùng phát mụn trứng cá trong kỳ thi – giai đoạn mà họ bị căng thẳng thần kinh do áp lực thi cử nặng hơn so với lúc không phải ôn thi. Nghiên cứu kết luận mức độ nặng của bệnh trứng cá có liên quan và là hậu quả của việc gia tăng căng thẳng.
- Một nghiên cứu khác trên học sinh Trung học phổ thông ở Singapore vào năm 2007 do các tác giả tại trường đại học Y khoa Wake Forest thực hiện, được đăng trên tạp chí Y khoa Thụy Điển - Acta Derm Venereol cũng cho thấy: Bệnh mụn trứng cá nặng hơn trong kỳ thi so với các giai đoạn khác.
Căng thẳng thần kinh và mụn trứng cá có sự tương tác với nhau, tạo thành một vòng luẩn quẩn. Khi chúng ta căng thẳng, lo lắng, phiền muộn, sẽ góp phần tăng tiết bã nhờn và hậu quả là mụn xuất hiện. Khi đó, làn da mịn màng bỗng trở nên sần sùi bởi các nốt mụn xấu xí, người bệnh trở nên lo lắng, căng thẳng, thiếu tự tin khi tiếp xúc với mọi người và vội vàng tìm các giải pháp để mụn nhanh biến mất như: cạy mụn, bôi thuốc, uống thuốc (các benzoic acid, kháng sinh hoặc liệu pháp hormone đường uống,…). Người bệnh càng bị áp lực phải trị mụn nhanh chóng thì mụn càng xuất hiện nhiều hơn. Nhiều trường hợp mụn sưng to, viêm đỏ, gây đau, hậu quả là những vết sẹo lồi lõm, lỗ chỗ, thâm nám trên khuôn mặt. Đó là còn chưa kể tới việc dùng thuốc bừa bãi cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ tới các cơ quan nội tạng,… Lúc này, mụn trứng cá không còn là kết quả của căng thẳng thần kinh nữa mà ngược lại là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng.
Theo các chuyên gia, giảm căng thẳng thần kinh không giúp bệnh nhân khỏi trứng cá hoàn toàn, mà cần có một liệu pháp điều trị trứng cá riêng biệt.
Thực tế cho thấy, nhiều người thường dùng những biện pháp từ thiên nhiên như đắp mặt nạ lô hội, đắp dưa chuột, cà chua,… để điều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên, những biện pháp này thường cầu kỳ, mất nhiều thời gian thực hiện mà chưa hẳn tình trạng mụn sẽ giảm. Hiện nay, xu hướng dùng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên đang được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là các kem thảo dược bôi ngoài da. Với ưu điểm: do được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại nên hàm lượng các hoạt chất sinh học cao hơn hẳn so với các dược liệu tươi; tác động trực tiếp lên vùng da bị mụn; an toàn, không gây tác dụng phụ lên cơ quan nội tạng; tiện sử dụng. Sản phẩm có thành phần chính là cao neem (Azadirachta indica – một dược liệu có nguồn gốc từ Ấn Độ, di thực về Việt Nam với tên gọi là xoan Ấn Độ) đã được sử dụng làm thuốc hàng nghìn năm và được nhiều công trình nghiên cứu khoa học khẳng định tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, nhanh liền sẹo, trị mụn,… kết hợp cùng các dược liệu khác như: lô hội, nghệ, sài đất, ba chạc, hoàng liên,… giúp thu nhỏ ổ loét, liền sẹo, trị mụn trứng cá, chốc lở, đinh râu,… Bởi vậy, đã trở thành một công thức hoàn hảo có tác dụng tẩy sạch mụn trứng cá nói riêng và các loại mụn khác nói chung, dưỡng da, tái tạo da, làm mờ sẹo, giảm thâm nám, giúp làn da trở nên sáng mịn, mượt mà.
Để cải thiện tình trạng mụn trứng cá, góp phần giữ gìn vẻ mịn màng của làn da, người bệnh nên dùng hàng ngày, giải toả căng thẳng bằng cách tập thể dục, mát-xa, tập yoga,….