Dưới đây là 8 sai lầm thường gặp nhất khi điều trị mụn.

Sử dụng liệu pháp trị mụn không đủ dài

Da là phần cơ quan có phản ứng với thuốc rất chậm. Mụn đến rất nhanh nhưng nó cần có thời gian để hồi phục và lành hẳn, thông thường là từ 6 đến 12 tuần để hoàn toàn biến mất. Giáo sư April W. Armstrong, Đại học California khuyên bệnh nhân nên sử dụng sản phẩm trong vòng ít nhất là 1 tháng để thấy được dấu hiệu cải thiện và nên tiếp tục sử dụng dài hơn nếu tình trạng tiến triển tốt, thậm chí là tiến triển rất nhỏ. Trong một số trường hợp, vùng da có thể có cảm giác bị kích thích nhẹ trong vài tuần đầu tiên của đợt điều trị.

“Đây không phải là một sự nhiễm trùng mà là một phản ứng viêm của cơ thể. Tình trạng có thể xấu đi một chút trước khi trở nên khá hơn và lành hẳn.”
 
Sử dụng quá nhiều sản phẩm cùng lúc
 
Khi không nhận thấy hiệu quả rõ ràng sau vài ngày sử dụng một loại sản phẩm, người dùng thường có xu hướng thử phối hợp nhiều loại sản phẩm khác nhau. Họ thậm chí còn trộn chung lại với nhau để bôi lên da. Sự phối hợp này đôi khi gây kích ứng da hoặc nghiêm trọng hơn với các tổn thương nặng nề.
Việc tự trị mụn không đúng cách vô tình gây nguy hiểm cho chính làn da của bạn. Điều này khiến các vùng da có mụn bị nhiễm trùng, bị thâm đen và cuối cùng là để lại vết tàn nhang cùng các vết sẹo.
 
Cọ rửa da nhiều hơn mức cần thiết

Việc cọ rửa làn da nhiều lần trong ngày sẽ khiến tình trạng mụn của bạn trở nên tồi tệ hơn vì nó làm hao mòn hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da và gia tăng tác dụng kích ứng.

Thay vào đó, bạn nên vệ sinh nhẹ nhàng với dung dịch tẩy rửa không kích ứng da và có pH cân bằng để giảm bớt sự viêm nhiễm. Ngoài ra, việc giặt giũ những vật dụng đi kèm khi vệ sinh da cũng hết sức cần thiết. Những chất cặn bã tồn đọng có thể gây tác hại xấu đến da.
“Mụn nhọt không phải chỉ từ bụi bẩn” – Nhiều người có xu hướng chà rửa, kì cọ quá nhiều khi họ bắt đầu có mụn. “Nếu mụn nhọt được tạo thành chỉ từ bụi bẩn, bạn có lẽ sẽ thấy nó nhiều nhất ở chân, chứ không phải ở mặt!”
 
Chọn sai sản phẩm cho vùng da bị mụn

Những dung dịch có tính tẩy rửa mạnh, mang tính kiếm hay có chứa cồn có thể khiến mụn phát triển nhanh và nhiều hơn. Những người bị mụn nên tìm kiếm những sản phẩm có ghi chú kèm theo “noncomedogenic” (không gây mụn) hoặc “for acne-prone skin” (dành cho da bị mụn). Những sản phẩm “noncomedogenic” không chứa các thành phần thường bị mắc kẹt lại trong lỗ chân lông, đặc biệt là đối với nhưng người có da nhạy cảm và dễ bị mụn.

Những thành phần thông thường trong các loại mỹ phẩm, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm thường rất dễ tụ lại và tắc nghẽn trong các lỗ chân lông. Ngoài ra, các sản phẩm chứa dầu cũng có thể gây bít lỗ chân lông và dẫn đến mụn.

Cố ý nặn ra và cạy lên ở những vết mụn
 
Việc nặn mụn hay cố cạy các đầu mụn sẽ kéo dài thời gian hồi phục của da, đồng thời tăng nguy cơ để lại sẹo. Những tác nhân gây nhiễm trùng lại có cơ hội xâm nhập sâu hơn vào da và dẫn đến tình trạng viêm, sưng lên và tấy đỏ.

Khi bị mụn, người ta có xu hướng tập trung chú ý nhiều hơn đến mụn của chính mình. Họ kiểm tra chúng rất thường xuyên, cố soi mói và bắt đầu nghĩ rằng có cái gì đó trong vết mụn cần được lấy ra ngoài. Và rồi họ lôi vết mụn ra để nặn, cuối cùng là khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.

Gặp Bác sĩ Da liễu quá trễ
 
Một khi mụn khiến bạn mất tự tin hoàn toàn, nó trở nên đau rát, mọc nhiều hơn, để lại các vết sẹo và các sản phẩm thông thường không giúp được gì cho bạn thì tốt nhất, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Các bác sĩ chuyên khoa Da liễu có khá nhiều phương pháp để giúp bạn trị mụn tốt hơn. Họ có thể kê toa thuốc với liều dùng cao hơn, các kháng sinh đường uống hay thậm chí là liệu pháp laser hoặc lột mụn bằng các dược chất an toàn. Tất nhiên, đây là giải pháp cuối cùng và nó không được dùng trong trường hợp chỉ để làm lành một vết mụn thông thường.
 
Nếu triệu chứng mụn trở nên trầm trọng thì cũng cần chú ý là bạn có mặc bệnh đỏ mặt hay không? Nguyên nhân của bệnh này là do mao mạch bị giãn, triệu chứng giống hệt mụn trứng cá, nhưng thêm vào đó là mũi, má và trán thường đỏ ửng. Bệnh này cần pháp đồ điều trị hoàn toàn khác với mụn thông thường.
 
Sử dụng thuốc trị mụn không đúng liều
 
Với bất kì loại thuốc nào, liều lượng sử dụng luôn là một yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả điều trị. Sử dụng nhiều hơn không có nghĩa là giúp loại bỏ mụn nhanh hoặc tốt hơn. Thậm chí, nó còn gây là tác dụng phụ như viêm, khô và sưng đỏ trên da.
Không tuân thủ chế độ sử dụng sẽ trì hoãn tác dụng của sản phẩm. Một nửa sự thành công trong cuộc chiến chống lại mụn chính là nhờ vào sự kiên trì của bạn. Rất nhiều người không dùng đủ liều chỉ bởi họ mất hoàn toàn động lực chỉ sau 2 tuần sử dụng. Họ không thể kì vọng vào vào một loại thuốc trị mụn chỉ trong một đêm!
Bạn cần thoa đều lên cả những vùng da xung quanh chỗ bị mụn thay vì chỉ chăm chăm vào cái mụn thôi. Một vết mụn mới hoàn toàn có thể xuất hiện ngay bên cạnh vết cũ nếu bạn không phòng ngừa chúng.
 
Ngưng sử dụng sản phẩm trị mụn ngay sau khi sach mụn

Khi đã sạch mụn, bạn nên giảm dần dần liều lượng rồi mới ngưng hẳn việc sử dụng các chế phẩm trị mụn. Ví dụ, nếu bạn dùng sản phẩm A hai lần một ngày, nên giảm dần xuống mỗi ngày một lần, hai ngày một lần, một tuần hai lần… rồi sau đó mới ngưng hoàn toàn.

Để giữ sạch làn da của mình, nhiều người vẫn tiếp tục sử dụng ít nhất là một sản phẩm trị mụn thường xuyên. Tất nhiên, việc chăm sóc da đòi hỏi bạn phải kết hợp nhiều yếu tố, ngoài dùng thuốc, mỹ phẩm.. đó còn là chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, học tập và làm việc của bạn.