Khi bị mụn trứng cá, tâm lý chung của hầu hết người bệnh là mong muốn tẩy sạch mụn trong thời gian ngắn bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, đây là bệnh ngoài da cần điều trị lâu dài mà không thể khỏi trong một hai ngày. Hơn nữa, việc nặn mụn hay tự ý dùng thuốc điều trị khiến mụn không đỡ, thậm chí càng làm cho làn da trở lên xấu xí, sần sùi, thâm sẹo,…

Theo PGS.TS Phạm Văn Hiển, Nguyên Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, mụn trứng cá do nhiều nguyên nhân khác nhau như: da nhờn, không được giữ gìn sạch sẽ, lạm dụng mỹ phẩm, nhạy cảm với tia tử ngoại và độ ẩm môi trường, các bệnh nội tiết, ký sinh trùng, dùng thuốc có corticoid, thuốc chống lao… Các nghiên cứu khoa học cho thấy, mụn ảnh hưởng đến 80% bạn gái tuổi dậy thì, 50% phụ nữ ở độ tuổi 20-29 và 25% phụ nữ ở độ tuổi 40-49.

Mụn được chia thành 2 loại: dạng không viêm (gồm mụn trứng cá đầu trắng, đầu đen, không đau) và dạng viêm (gồm mụn đầu đỏ, mụn mủ, nang, đinh râu, chốc lở,… gây đau, sưng, có mủ, khi bị vỡ có thể lan ra nhiều vị trí khác). Điều trị mụn trứng cá là một quá trình liên tục với mục đích ngăn chặn những đợt mụn mới. Những vết tích do mụn trứng cá gây ra cần được chữa lành và cải thiện theo thời gian. Khi bị mụn trứng cá, người bệnh phải kiên trì điều trị, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và tình trạng nhạy cảm da của từng bệnh nhân qua thăm khám trực tiếp mà bác sĩ chuyên khoa chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp, thậm chí có thể phải phối hợp nhiều phương pháp điều trị trên một bệnh nhân. Sau đợt tấn công hết mụn, cần điều trị duy trì để tránh mụn tái phát.

Bên cạnh các phương pháp điều trị mụn thông thường như: dùng thuốc, đắp mặt nạ,… hiện nay, nhiều người đang có xu hướng lựa chọn những sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, theo dây chuyền công nghệ hiện đại, đơn giản, dễ sử dụng, hiệu quả mang lại cao hơn và không phải lo ngại về tình trạng kích ứng da. Đi đầu cho dòng sản phẩm này là kem thảo dược. Sản phẩm có thành phần chính là cao neem (Azadirachta indica– một dược liệu có nguồn gốc từ Ấn Độ, được di thực về Việt Nam với tên gọi là xoan Ấn Độ) đã được sử dụng làm thuốc hàng nghìn năm và được nhiều công trình nghiên cứu khoa học (đăng tải trên trang web Pubmed – Hoa Kỳ) khẳng định tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, nhanh liền sẹo, trị mụn,… Đồng thời,  sản phẩm còn có sự phối hợp bởi nhiều thành phần có tác dụng thu nhỏ ổ loét, nhanh liền sẹo, trị mụn trứng cá, chốc lở, mụn đầu đinh như lô hội, sài đất, ba chạc, hoàng liên,… Với những thành phần nổi trội đó, sản phẩm có tác dụng điều trị mụn trứng cá nói riêng và các loại mụn khác như: mụn mủ, nang, đinh râu,… dưỡng ẩm, làm dịu da, giữ cho da mềm mại, góp phần giảm thâm nám, mờ sẹo, tái tạo da, cho làn da luôn mềm mại, mượt mà, sạch mụn. Vừa qua, sản phẩm này đã được ra mắt tại Đại học Sư phạm Hà Nội và thu hút được sự quan tâm, kỳ vọng của rất nhiều bạn sinh viên trong việc điều trị mụn trứng cá.

Tuy mới ra đời, nhưng sản phẩm đã đem lại tin vui cho rất nhiều bệnh nhân bị mụn trứng cá, điển hình như chị Lâm Thị Thùy Trang(quận Bình Thạnh - TP.HCM). Mụn trứng cá mọc đầy trên mặt chị, nhất là hai bên má, dưới cằm, chất nhờn rất nhiều, dù không đau, không ngứa nhưng khiến chị không trang điểm được, thiếu tự tin trong giao tiếp. Chị rất khó chịu và buồn vô cùng. Nhưng thật bất ngờ, sau hai tuần sử dụng sản phẩm, mặt chị đã trở nên láng mịn trông thấy. Chị Trang chia sẻ: “Hàng ngày trước khi đi ngủ, tôi dùng nước ấm rửa sạch vùng da mụn, lau khô bằng khăn mềm rồi thoa kem sản phẩm khắp mặt. Vùng nào bị mụn tôi bôi lớp dày hơn, còn những chỗ mụn viêm sưng thì tôi chấm thêm kem lên nốt mụn đó. Mới đầu thoa, tôi thấy hơi nóng nóng chỗ da bị mụn. Cứ thế, tôi bôi được 5-6 ngày thì chỗ bị mụn đỏ lên, gom lại, bong nhân mụn ra. Sau đó tôi chấm kem tiếp thì nốt mụn chuyển sang màu đen, rồi mụn lành, để lại vết thâm và mờ dần đi, mặt tôi bắt đầu sáng mịn”. Chị “bật mí”: “Hết mụn rồi, tôi rất tự tin khi ra đường”.

Để tăng cường hiệu quả điều trị mụn trứng cá, bên cạnh việc duy trì dùng sản phẩm, người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ, không thức khuya, tránh căng thẳng thần kinh, uống nhiều nước và hạn chế các chất kích thích như: ớt, hạt tiêu,…