Mụn đầu đen là tình trạng da rất phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến mặt, cổ, lưng và ngực. Có nhiều nguyên nhân gây mụn đầu đen, bao gồm do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh trên da và kích ứng nang lông. Mụn đầu đen thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên, nhưng chúng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Tìm hiểu về mụn đầu đen
Để đánh bay được các nốt mụn đáng ghét này, bạn cần hiểu rõ về bản chất cũng như đối tượng thường gặp loại mụn này.
Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen là một loại mụn trứng cá (mụn bọc). Hình thành từ các nang lông trên da bị tắc nghẽn do các tế bào chết, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, điều này khiến cho lượng dầu nhờn sản sinh không thể thoát ra khỏi bề mặt da được. Khi đó, các đầu mụn sẽ bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần chuyển sang màu đen đặc trưng. Kích thước các vết nốt mụn này cũng vô cùng nhỏ, khoảng chừng 1mm và có phần nhân mụn màu đen nằm trên bề mặt da. Mụn đầu đen có thể xuất hiện ở mọi nơi trên khuôn mặt, thường thấy ở 2 khu vực má, đặc biệt là vùng mũi. Đôi khi, chúng ta có thể gặp các nốt mụn đầu đen ở trên lưng, ngực, cổ hay cánh tay.
Mụn đầu đen thường gặp ở đối tượng nào
Mụn đầu đen thường ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và thanh niên đang trải qua những thay đổi về nội tiết tố. Tuy nhiên, nhiều người trưởng thành vẫn tiếp tục bị mụn trứng cá ở độ tuổi 20, 30 và hơn thế nữa. Một số thậm chí còn phát triển mụn đầu đen lần đầu tiên khi trưởng thành. Mụn đầu đen rất phổ biến. Một số nhà nghiên cứu cho rằng mụn đầu đen ảnh hưởng đến gần như tất cả mọi người trong suốt cuộc đời của họ. Chúng phổ biến nhất ở thanh thiếu niên, nhưng có tới 10% đến 20% người trưởng thành cũng bị mụn đầu đen.
Mụn đầu đen thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên
Cơ chế hình thành mụn đầu đen
Cơ chế hình thành mụn đầu đen là do lỗ chân lông trên da bị bít tắc, không phải tình trạng viêm. Khi các nốt mụn bên trong lỗ chân lông tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa, dần dần nhân mụn chuyển sang màu đen. Kích thước của mụn đầu đen thường nhỏ, khoảng 1mm và có phần nhân mụn màu đen trồi lên trên bề mặt da. Mụn đầu đen thường không gây đau hay sưng đỏ như các loại mụn khác và thường xuất hiện ở trên mặt, đặc biệt là vùng mũi. Ngoài ra, mụn đầu đen cũng có thể gặp ở vùng lưng, ngực cổ, vai hay cánh tay.
Trong đó, vùng mũi là nơi “thường trú” của mụn đầu đen vì đây là khu vực có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ nhất nên rất dễ bị vi khuẩn và bụi bẩn bám vào. Không những vậy, mụn đầu đen ở mũi còn có mật độ dày hơn các nơi khác vì vùng da ở đây thường mỏng, phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn nên dễ bị vi khuẩn tấn công hơn.
Mụn đầu đen thường tập trung chính ở vùng mũi
Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen thường gặp
Những nguyên nhân thường gặp gây ra mụn đầu đen bao gồm:
- Do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức: Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức sẽ gây bít tắc lỗ chân lông. Nếu không vệ sinh da sạch sẽ, các tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn trong lỗ chân lông dần trở nên khô cứng và sau nhiều ngày tiếp xúc với không khí sẽ hình thành các nốt mụn đầu đen.
- Chế độ ăn uống không phù hợp: Việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng hoặc uống nước ngọt, cà phê, bia, rượu,... khiến cho da dễ nổi mụn vì đây đều là các tác nhân kích thích tuyến bã nhờn hoạt động và cản trở quá trình trị mụn đầu đen.
- Không uống đủ nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải các chất cặn bã khỏi cơ thể, giúp làn da sạch sẽ, tươi tắn và khỏe mạnh hơn. Nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ nước rất dễ gây tích tụ độc tố và hình thành nên mụn đầu đen.
- Lối sống không khoa học: Do căng thẳng kéo dài cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ dễ dẫn đến rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt, một trong những nguyên nhân hình thành mụn đầu đen.
- Tự ý dùng thuốc không qua tư vấn: Việc lạm dụng mỹ phẩm chăm sóc da chứa lithium, corticoid hay tự ý uống thuốc ngừa thai chứa androgen mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể khiến da tăng tiết bã nhờn, hình thành mụn đầu đen.
Tự ý sử dụng thuốc trị mụn không theo chỉ định của bác sĩ có thể là nguyên nhân hình thành mụn đầu đen
Biện pháp trị mụn đầu đen hiện nay
Mụn đầu đen thường rất khó để loại bỏ, dễ tái đi tái lại và việc điều trị mụn sai cách hay tự nặn mụn tại nhà có thể làm tình trạng này nặng hơn.
Để điều trị mụn đầu đen đem lại hiệu quả cao, người dùng có thể tham khảo các phương pháp sau:
Sử dụng các loại mỹ phẩm trị mụn đầu đen
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp trị mụn đầu đen và thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả. Song song với nó thì có rất nhiều sản phẩm trị mụn trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ nên mỗi người cần phải sáng suốt lựa chọn cho mình sản phẩm tốt, phù hợp với da.
Các mẹo trị mụn đầu đen tại nhà hiệu quả
Ngoài sử dụng kem hay mỹ phẩm đặc trị mụn đầu đen, hiện nay có rất nhiều cách trị mụn đầu đen vô cùng đơn giản, hiệu quả cao mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà. Dưới đây là 6 mẹo từ thiên nhiên giúp xóa sạch mụn đầu đen ở mũi mà bạn nên biết:
Trị mụn đầu đen ở mũi hiệu quả bằng trứng gà và mật ong
Trứng gà rất giàu vitamin E, vitamin B và retinol – một trong những hoạt chất giúp giảm viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa mụn đầu đen tái phát. Khi kết hợp mật ong với lòng trắng trứng gà sẽ đem lại công thức trị mụn đầu đen tuyệt vời.
Cách thực hiện như sau:
+ Tách một lòng trắng trứng gà rồi đánh bông lên.
+ Cho 2 thìa mật ong và nước cốt chanh vào rồi trộn thật đều.
+ Sau khi rửa mặt sạch bằng nước ấm thì dùng cọ quét hỗn hợp lên vùng da bị mụn đầu đen.
+ Để thư giãn trong khoảng 15 - 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm và thấm khô.
+ Kiên trì thực hiện phương pháp này 2 lần/tuần để đem lại hiệu quả cao.
Công thức trị mụn đầu đen bằng mật ong và lòng trắng trứng gà được nhiều chị em áp dụng tại nhà
Trị mụn đầu đen ở mũi bằng khoai tây và sữa chua không đường
Trong khoai tây có chứa các acid giúp tẩy tế bào chết, giữ cho bề mặt da khô thoáng và loại bỏ cặn bã dư thừa. Hơn nữa, các vi khuẩn lên men có trong sữa chua giúp tái tạo da một cách nhanh chóng, hiệu quả, giúp làm mềm da và se khít lỗ chân lông.
Cách thực hiện: Trộn đều 1 hũ sữa chua không đường cùng với nửa củ khoai tây nghiền để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau khi làm sạch da, thì bôi hỗn hợp lên mũi. Để yên khoảng 15 - 20 phút thì rửa sạch với nước.
Trị mụn đầu đen ở mũi bằng quế - chanh
Lấy 3 muỗng cà phê nước cốt chanh và 1 muỗng cà phê bột quế, có thể thêm 1 muỗng bột nghệ. Trộn đều thành hỗn hợp nhão, thoa một lớp mỏng lên vùng mũi bị mụn đầu đen. Để yên trên da 10 – 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Để có kết quả tốt nhất, bạn phải duy trì liên tục đều đặn cách này trong ít nhất 1 tuần.
Trị mụn đầu đen bằng cà chua và mật ong tại nhà
Cà chua được đánh giá là thực phẩm rất giàu vitamin A, caroten và kẽm. Đây được xem là những hoạt chất rất tốt giúp đánh bay mụn hiệu quả, đặc biệt là mụn đầu đen. Trong mật ong có chứa các chất kháng khuẩn, giúp làm sạch da và chống oxy hóa. Đồng thời, sáp ong còn giúp cho da mềm mại, mịn màng và tươi sáng.
Cách thực hiện: Lấy 2 trái cà chua gọt sạch vỏ, bỏ hạt và xay nhuyễn. Hòa nước ép cà chua với 1 thìa ong để tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Làm sạch mặt bằng nước ấm và thoa hỗn hợp này lên vùng da bị mụn đầu đen. Mát xa da nhẹ nhàng và thư giãn trong 10 - 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm để làm sạch da.
Sử dụng mặt nạ mật ong và cà chua giúp đánh bay các nốt mụn đầu đen cứng đầu
Sử dụng các thuốc tây để trị mụn đầu đen
Tùy vào từng tình trạng mụn đầu đen mà bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp.
- Với trường hợp mụn nhẹ: Bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng thuốc bôi dạng mỡ hay dạng kem lên vùng da bị mụn.
- Với trường hợp mụn ở mức độ nặng kèm theo viêm nhiễm: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi ngoài da và toàn thân. Một số thuốc kháng sinh bôi ngoài da bao gồm: Acid azelaic, Clindamycin, Erythromycin,... có tác dụng tại chỗ, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và tăng sức đề kháng, ngăn ngừa mụn mới hình thành. Thuốc kháng sinh điều trị toàn thân bao gồm: Doxycycline, Minocycline, Sulfonamid, Tetracycline,... có thể đi sâu vào trong da, giúp loại trừ tận gốc vi khuẩn gây mụn, từ đó trị mụn hiệu quả và ngăn ngừa mụn tái phát.
Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện mụn đầu đen hiệu quả
Trên đây là một số công thức trị mụn đầu đen ở mũi bằng các nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Mặc dù, phương pháp này có giá thành rẻ, lành tính, dễ thực hiện. Tuy nhiên, tốc độ cải thiện rất chậm, đôi khi áp dụng lâu nhưng không đem lại kết quả như ý, bởi chưa tác động được vào cơ chế hình thành mụn.
Chính vì vậy, để tiện lợi hơn và đạt hiệu quả bền vững trong việc cải thiện mụn trứng cá nói chung, mụn đầu đen nói riêng, hiện nay, xu hướng tìm kiếm các kem bôi thảo dược đang được rất nhiều người quan tâm. Điển hình trong số đó phải kể đến sản phẩm có chứa thành phần chính là dịch chiết neem kết hợp cùng sài đất, ba chạc, lô hội,... Hãy cùng phân tích vai trò của các thành phần này để xem nó có thực sự hiệu quả cho người bị mụn đầu đen không nhé!
+ Dịch chiết neem: Đây là thảo dược được sử dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới giúp điều trị mụn đầu đen hiệu quả. Thành phần trong cây neem có chứa hàm lượng kháng sinh, chống viêm lớn. Không những thế, dịch chiết neem đã được sử dụng làm thuốc từ hàng nghìn năm và có nhiều công trình nghiên cứu khoa học khẳng định tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, nhanh liền sẹo, se khít lỗ chân lông và trị mụn đầu đen hiệu quả,… Điển hình là nghiên cứu vào năm 2013 của các nhà khoa học: Dr. Farhat S. Daud, Gauri Pande, Mamta Joshi, Ruchita Pathak, Shubhangi Wankhede. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong dịch chiết neem có thành phần chính là margolone, margolonone và isomargolonone, mang lại tác dụng chống viêm và kháng khuẩn vượt trội.
Dịch chiết lá neem giúp trị mụn đầu đen hiệu quả
+ Sài đất: Nhờ có thành phần chính là carvacrol giúp chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và nhanh liền sẹo. Hơn nữa, sài đất còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa mụn đầu đen xuất hiện.
+ Lô hội: Lô hội có chứa hàm lượng lớn vitamin C, E có khả năng chữa viêm da, cải thiện và tái tạo da hiệu quả. Không những thế, lô hội còn giúp mau lành vết thương do mụn gây ra.
+ Ba chạc: Giúp kháng khuẩn và thanh lọc cơ thể, khi dùng ngoài sẽ giúp cải thiện tình trạng mụn đầu đen hiệu quả.
Cách phòng ngừa mụn đầu đen quay trở lại
Đôi khi mụn đầu đen có thể tự biến mất - điều này phụ thuộc vào mức độ sâu của mụn đầu đen trên da của bạn. Nếu mụn đầu đen ở gần bề mặt da, nhiều khả năng nó sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, một số mụn đầu đen có thể ăn sâu vào da của bạn. Mụn đầu đen ở sâu ít có khả năng tự biến mất. Nếu bạn có mụn đầu đen, bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ có thể loại bỏ chúng.
Ngăn ngừa mụn đầu đen là rất khó, nếu không muốn nói là không thể, trong quá trình thay đổi nội tiết tố bình thường. Nhưng một số điều có thể giúp:
- Rửa mặt bằng nước ấm hàng ngày.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm cho da.
- Bạn không cần phải ngừng trang điểm, nhưng hãy cố gắng sử dụng các sản phẩm “không gây dị ứng” và tẩy trang vào cuối mỗi ngày.
- Hạn chế chạm tay lên da mặt.
Không chạm tay lên da mặt nhằm hạn chế đưa vi khuẩn lên da gây mụn đầu đen
Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở mũi và cách trị đã được giải đáp. Có nhiều cách để cải thiện mụn đầu đen hiệu quả, bạn cần lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất. Thêm vào đó, hãy kiên trì thực hiện các biện pháp thiên nhiên cùng với việc sử dụng đều đặn kem bôi thảo dược để giúp cải thiện mụn đầu đen nhanh chóng, hiệu quả nhé!
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận vào ô bên dưới để chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhé.
Link tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/22038-blackheads