Mụn đầu đen ở má là nỗi ác mộng của không ít người. Tuy rằng loại mụn này không gây đau nhưng ảnh hưởng xấu đến làn da và có thể tiến triển thành mụn bọc, mụn mủ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mụn đầu đen trên má và cách chăm sóc da khi bị mụn trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Mụn đầu đen trên má là tình trạng gì?
Mụn đầu đen ở má là loại mụn thường xuất hiện khi nang lông bị bít tắc. Cơ chế dẫn đến tình trạng mụn đầu đen là tuyến dầu trên da hoạt động quá mạnh nhưng lại không thể thoát ra ngoài bề mặt da do lỗ chân lông bị tắc lại. Nguyên nhân thường là do tế bào chết, bụi bẩn và tồn đọng của các sản phẩm trang điểm. Mụn hình thành ở những lỗ chân lông này khi tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa và chuyển sang màu đen hoặc nâu.
Mụn đầu đen nhìn chung có kích thước khá nhỏ và đôi khi khó nhận ra. Một phần nhân của mụn đầu đen sẽ trồi lên một chút trên bề mặt da. Loại mụn này không hề gây đau nhức, sưng đỏ như mụn trứng cá hay mụn viêm. Tuy nhiên, nếu không xử lý sớm và không biết cách chăm sóc sẽ khiến chúng tiến triển nặng hơn và chuyển thành mụn bọc, mụn mủ.
Mọi loại da từ da dầu, da khô hay da thường đều có thể xuất hiện mụn đầu đen nếu lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Trong đó, vùng mũi và vùng má là hai vùng thường xuất hiện mụn đầu đen do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh và dễ bị bám bụi, vi khuẩn hàng ngày.
Mụn đầu đen ở má do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh
Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở má
Những nguyên nhân gây nên tình trạng mụn đầu đen ở má phải kể đến như:
- Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mụn đầu đen xuất hiện. Tuyến bã nhờn sản xuất quá nhiều dầu khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Nếu vùng da không được vệ sinh sạch các bụi bẩn, da chết trong lỗ chân lông sẽ khô cứng lại, tiếp xúc với không khí và hình thành mụn đầu đen.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, nước ngọt, rượu bia là nguyên nhân khiến da nổi mụn do tuyến bã nhờn bị kích thích.
- Cơ thể thiếu nước: Nước có tác dụng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể và làm da sạch sẽ, khỏe mạnh hơn. Vì vậy, nếu cơ thể không bổ sung nước đầy đủ sẽ làm độc tố tích tụ lại và khiến làn da nhanh lão hóa, dễ có mụn đầu đen.
- Lối sống thiếu khoa học: Việc mất cân bằng nội tiết tố do chế độ ăn ngủ không đảm bảo, làm việc căng thẳng, môi trường sống ô nhiễm là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mụn đầu đen. Ngoài ra, ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt cũng khiến tình trạng mụn đầu đen ngày càng nặng hơn.
- Dùng mỹ phẩm, thuốc bừa bãi: Sử dụng mỹ phẩm trang điểm, chăm sóc da không phù hợp khiến tình trạng da xấu đi. Một số loại thuốc tránh thai, thuốc chống động kinh cũng có tác dụng phụ khiến da tiết bã nhờn và hình thành mụn đầu đen.
XEM THÊM: Nguyên nhân gây mụn đầu đen ở mũi và cách trị hiệu quả trong “tích tắc”
Bí quyết loại bỏ mụn đầu đen trên má tại nhà
Mụn đầu đen tuy không gây đau nhưng khiến bề mặt da thô ráp, kém mịn và nhanh lão hóa. Loại mụn này dễ tái đi tái lại nếu điều trị sai cách. Vì vậy, một số cách xử lý mụn đầu đen và phương pháp chăm sóc da khi bị mụn bạn có thể tham khảo như:
Cách trị mụn đầu đen trên má
- Sử dụng kem đánh răng: Các loại kem đánh răng chứa thành phần sodium pyrophosphate có khả năng chống lại vi khuẩn gây mụn và làm lành vết thương hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa lớp mỏng kem đánh răng vào vùng má bị mụn đầu đen và để khô trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng với làn da nhạy cảm và chỉ nên dùng khoảng 2 lần/tuần.
- Sử dụng cà chua: Cà chua là loại quả có đặc tính sát khuẩn tự nhiên được biết đến với công dụng điều trị mụn đầu đen hiệu quả. Bạn chỉ cần bỏ vỏ và nghiền nhuyễn thịt cà chua rồi đắp lên vùng da bị mụn mỗi tối trước khi đi ngủ và rửa mặt bằng nước ấm vào sáng hôm sau.
- Sử dụng baking soda: Đây là loại bột được biết đến với tác dụng sát khuẩn, làm sạch da và làm dịu vết thương trên da hiệu quả. Bạn cần trộn đều baking soda với mật ong theo tỷ lệ 1:1 và thêm khoảng 2 – 3 giọt nước cốt chanh. Sau đó, trộn đều hỗn hợp và bôi lên vùng má bị mụn đầu đen. Để dung dịch thẩm thấu qua da khoảng 15 – 20 phút và tiến hành rửa lại với nước sạch là hoàn thành.
Ngoài các cách trên, bạn có thể trị mụn đầu đen trên má bằng nhiều phương pháp đơn giản khác như dùng mặt nạ yến mạch, nước gạo, khoai tây hay bột ngô. Mỗi phương pháp xử lý mụn đầu đen tại nhà đều có điểm chung là nguyên liệu dễ kiếm, giá thành rẻ và dễ làm. Tuy nhiên, bạn cần có sự kiên trì, dùng đều đặn và lâu dài để có tác dụng tốt nhất.
Nếu tình trạng mụn nặng và kéo dài, bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc tây y trị mụn đầu đen. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây cần theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trị mụn đầu đen ở má cần có phương pháp xử lý đúng cách
Cách chăm sóc da khi bị mụn đầu đen
Sử dụng các biện pháp xử lý mụn đầu đen từ thiên nhiên cần kết hợp với chăm sóc da đúng cách để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất. Trong đó, một câu hỏi không ít bạn quan tâm là mụn đầu đen ở má có nên nặn hay không. Theo ý kiến từ chuyên gia da liễu, người bị mụn không nên tự ý nặn hay lột mụn. Việc nặn mụn không giúp điều trị được tận gốc vấn đề mà còn vô tình khiến lỗ chân lông bị to ra.
Ngoài ra, nặn mụn còn khiến vùng da bị mụn chịu tổn thương làm vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập nhiều hơn hay phát triển mạnh sang các vùng da lân cận hình thành mụn viêm, mụn bọc. Vì vậy, bạn không nên tự ý nặn mụn tránh tình trạng da bị kích ứng, viêm nhiễm ảnh hưởng xấu đến chất lượng da sau này.
Thay vì suy nghĩ có nên nặn mụn đầu đen hay không bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ chăm sóc da sau mụn. Điều này giúp da hồi phục và hạn chế hình thành mụn mới. Một số gợi ý trong việc chăm sóc da khi bị mụn đầu đen bạn có thể tham khảo như sau:
- Chú ý làm sạch da hàng ngày bằng nước sạch và sữa rửa mặt chuyên dụng cho da mụn, ưu tiên các dòng sữa rửa mặt từ thiên nhiên.
- Sử dụng những sản phẩm chăm sóc da mặt phù hợp với loại da, cân nhắc chọn các loại mỹ phẩm không chứa dầu.
- Chú ý tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ mỗi tối, có thể kết hợp cùng máy rửa mặt để da sáng và sạch sâu hơn.
- Nếu da khô, bạn nên sử dụng loại mỹ phẩm dưỡng ẩm và mềm da không chứa dầu hay chất tạo mùi để cải thiện da.
- Tránh dùng các loại kem tẩy da chết có tính kiềm mạnh ở vùng da mụn.
- Có thể kết hợp chăm sóc da với các loại kem trị mụn chứa thành phần AHA, benzoyl peroxide để hỗ trợ điều trị mụn.
- Gội đầu định kỳ 2 ngày/lần, tránh để đầu bẩn khiến dầu thừa, bụi đọng lại ở tóc bám vào da mặt gây mụn đầu đen.
Chăm sóc da khi bị mụn đầu đen đúng cách hỗ trợ điều trị mụn
XEM THÊM: Tổng hợp các cách trị mụn đầu đen hiệu quả tại nhà. Xem ngay kẻo lỡ!
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc tự nhiên
Bên cạnh các cách xử lý mụn đầu đen kể trên, nhiều người ưa chuộng sử dụng các dòng sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc tự nhiên để giải quyết tình trạng này bởi nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, không có tác dụng phụ và dễ sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có vô vàn dòng sản phẩm được quảng cáo giúp đánh bay các nốt mụn đầu đen cứng đầu. Tuy nhiên, để xử lý mụn đầu đen trên má, người dùng thường ưa chuộng sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất lá neem.
Nghiên cứu của các chuyên gia về da liễu như: Dr. Farhat S. Daud, Mamta Joshi, Shubhangi Wankhede vào năm 2013 đã chứng minh, lá neem là một trong những dược liệu có tác dụng tốt trong điều trị mụn với khả năng chống viêm, chống pyretic và chống vi khuẩn hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu, trong lá neem có chứa các hợp chất như margolone, margolonone và isomargolonone có công dụng chính giúp loại bỏ nhân mụn. Dịch chiết lá neem còn được biết đến với công dụng ngăn ngừa sự sản sinh ROS và cytokine - là chất trung gian gây tình trạng mụn đầu đen, mụn viêm trên da.
Các thành phần trong dịch chiết lá neem được đánh giá cao giúp trị mụn đầu đen ở má hiệu quả
Ngoài dịch chiết neem, các sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ trị mụn đầu đen ở má còn có sự kết hợp của lô hội, sài đất, hoàng liên. Mỗi loại thảo dược đều có một tác dụng nhất định nhưng tựu chung lại đều có một mục đích chung là đẩy lùi mụn đầu đen, tái tạo da, chống viêm và ngăn ngừa mụn tái phát.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến mụn đầu đen ở má và cách xử lý, chăm sóc da phù hợp. Nếu có câu hỏi nào cần giải đáp, mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi hoặc để lại câu hỏi dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/acne/symptoms-causes/syc-20368047