Cây sầu đâu (còn gọi là neem, sầu đông, sầu đâu ăn gỏi, xoan Ấn Độ,…) có rất nhiều tác dụng làm thuốc, mỹ phẩm, được trồng thành rừng ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận nước ta. Tại Ấn Độ, sầu đâu là một vị thuốc quan trọng của y học cổ truyền nước này với tên gọi là "Cây thuốc của dân làng"

(Village Pharmacy Tree), bởi có thể chữa được hầu hết các bệnh cho dân làng, đặc biệt là những bệnh ngoài da như vẩy nến, chàm và mụn trứng cá… 

Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, sầu đâu ăn gỏi giúp diệt vi khuẩn gây mụn, giảm viêm, ngay cả viêm do mụn trứng cá gây ra. Tình trạng da khô, da nhăn, gàu, mụn trứng cá có thể chữa lành bằng cách dùng kem chứa cao chiết xuất từ cây sầu đâu.

Cây có lá rất xanh, mọc đối xứng, mép lá có răng cưa và đặc biệt là hai đáy của phiến lá không đều. Lá có vị rất đắng nhưng có hậu ngọt, tính mát. Xuất xứ từ Ấn Độ với tên gọi “neem”, sầu đâu là loài cây thân mộc có tuổi thọ khoảng 200 năm. Tất cả những gì có trên thân cây này đều là nguồn dược liệu quý, cũng như lợi ích của cây về lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Lá, hoa, nhựa, vỏ cây... có thể khử trừ khoảng 200 loại côn trùng có hại trong sản xuất nông nghiệp... Và hơn hết là chức năng thanh lọc không khí, làm tăng độ ẩm ổn định môi trường.

Mới đây nhóm nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu hóa sinh ứng dụng TP.HCM, do GS.TS Trần Kim Quy chủ trì, vừa công bố việc điều chế thành công ba nhóm thuốc bảo vệ thực vật mới được trích ly từ hạt và lá cây sầu đâu với tên gọi limonoid. Chất này có khả năng diệt mọt trong ngũ cốc và ức chế 100% sự nảy mầm của hạch nấm gây hại hoa màu. Đây là công trình điều chế thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật, không gây ô nhiễm môi trường và không gây hại cho con người.

Trị nhiều bệnh

Riêng về lĩnh vực y học, tác dụng kỳ diệu của lá sầu đâu đã được người Ấn Độ ứng dụng từ xa xưa để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư...

Đối với bệnh đái tháo đường, mỗi ngày có thể dùng 5-10 lá, tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, cũng không khó uống.

Các nước Ấn Độ, Mỹ, Hà Lan, Nhật... đã điều chế sản xuất từ lá sầu đâu thành các dạng thuốc uống như thuốc viên, chữa loét bao tử, bệnh đường ruột, sán lãi, dạng trà thuốc, dạng kem và các mỹ phẩm thoa da chữa ghẻ, mụn nhọt, lang ben, hắc lào, xà bông tắm sát khuẩn ngoài da, hoặc cao dán trị các vết thương làm độc, ung mủ, các vết loét của phong hủi. Nước sắc của cây còn dùng để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, chữa viêm cơ, viêm khớp. Dùng ngoài đắp lên các ápxe, bướu ác tính, trĩ hoặc các vết thương do rắn, rết cắn.

Ngành công nghiệp dược của nhiều nước đã trích ly hoạt chất của cành, lá sầu đâu và chế thành thuốc viên trị bệnh đái tháo đường do thiếu insulin, làm thuốc lọc máu, trị bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, làm giảm mỡ và cholesterol trong máu.

Để việc điều trị mụn trở nên đơn giản, dễ sử dụng hàng ngày, các nhà khoa học đã dùng cao chiết xuất từ cây sầu đâu (neem) làm thành phần chính, phối hợp với những vị thuốc quý khác và bào chế thành công dạng kem thảo dược Kem thảo dược  giúp điều trị các loại mụn trứng cá, mụn mủ, mụn nang, đinh râu, làm mờ sẹo, giảm thâm nám, phòng ngừa mụn tái phát mà không gây tác dụng phụ. 

Sản phẩm  có ưu điểm nổi bật là dạng kem giữ nguyên được màu sắc, mùi vị vốn có của các thành phần thảo dược thiên nhiên, không bị pha trộn bởi những thành phần hương liệu hay hóa dược nên chất lượng đảm bảo và rất an toàn khi sử dụng.