Bạn đang bị mụn nội tiết tố tấn công nhưng lại không hiểu rõ về nó và đã thử nhiều phương pháp nhưng đều không thể trị dứt điểm? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây! Chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn mụn nội tiết là gì và làm sao để điều trị mụn hiệu quả?

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết xuất hiện là do những thay đổi về nội tiết tố bên trong cơ thể. Sự thay đổi đột ngột này sẽ khiến da trở nên nhờn hơn, lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập tấn công. 

Mụn nội tiết thường xuất hiện nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh. Ngoài ra, loại mụn này cũng có thể xảy ra ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, hơn 50% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 - 29 và trên 25% là trong độ tuổi từ 40 - 49 bị mụn.

Ở độ tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện ở khu vực chữ T của mặt bao gồm: Trán, mũi và cằm. Ở người lớn, mụn nội tiết thường xuất hiện tại phần dưới má và xung quanh quai hàm. 

Mụn nội tiết xuất hiện là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể

Mụn nội tiết xuất hiện là do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể

Nguyên nhân gây mụn nội tiết

Sự rối loạn nội tiết trong cơ thể là nguyên nhân khiến dầu và bã nhờn tiết ra nhiều. Lượng dầu và bã nhờn này sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Các vi khuẩn gây mụn bám vào lượng dầu này và sinh sôi nảy nở trên bề mặt da, từ đó khiến mụn nội tiết xuất hiện. Hai thủ phạm chính gây ra mụn nội tiết tố bao gồm:

Do mất cân bằng nội tiết trong cơ thể

Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra do:

+ Tâm lý căng thẳng trong thời gian dài. Điều này sẽ gây suy giảm hoạt động của tuyến thượng thận. Hormone trong cơ thể bị mất cân bằng. Lượng cortisol vì thế mà tăng cao.

+ Khi bước vào một trong các giai đoạn sau: Dậy thì, mang thai, kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh dẫn đến nội tiết tố Androgen và Estrogen mất đi sự cân bằng.

+ Sự mất cân bằng ở nhiều người một phần còn do yếu tố di truyền.

+ Việc dùng thuốc tránh thai hoặc một loại thuốc trị bệnh nào đó chứa thành phần mà cơ thể không hấp thu được cũng có thể gây rối loạn chuyển hóa và hình thành mụn.

Do thói quen sinh hoạt hàng ngày

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến sự xuất hiện và hình thành mụn trên da. Cụ thể:

+ Thường xuyên không vệ sinh da mặt sạch sẽ.

+ Chế độ ăn nhiều đường, dầu mỡ và sử dụng ít rau xanh, trái cây.

+ Thường xuyên thức khuya.

+ Uống ít nước.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn nội tiết ở trên da

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn nội tiết ở trên da

Đặc điểm nhận diện bị mụn nội tiết

Để điều trị mụn nội tiết dứt điểm, chúng ta cần phân biệt được đâu là mụn nội tiết, đâu là dạng mụn trứng cá thông thường khác. Dưới đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của mụn nội tiết.

Xuất hiện nhiều mụn ở vùng cằm và xương hàm

Đây là một trong những dấu hiệu điển hình do rối loạn nội tiết gây ra. Các nốt mụn nội tiết lên khá dày và tình trạng này kéo dài liên tục không có dấu hiệu thuyên giảm. Do đó sẽ khiến cho tuyến dầu ở cằm và xương hàm hoạt động mạnh gây ra mụn mủ, mụn bọc. Khi phát hiện tình trạng này, bạn nên có biện pháp chăm sóc da phù hợp và sử dụng các sản phẩm ngăn ngừa mụn ngay nhé.

Thường xuyên bị mụn bọc, mụn mủ

Các nốt mụn do rối loạn nội tiết tố thường là mụn bọc, mụn mủ. Các nốt mụn này thường sưng khá to và đỏ, khiến cho người mắc cảm thấy tự ti, không muốn để lộ vùng da này.

Nổi mụn nhiều mặc dù đã qua độ tuổi dậy thì, tuổi mãn kinh

Mụn nội tiết có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, ở độ tuổi 20 có tỷ lệ người bị mụn nội tiết khá cao. Nguyên nhân là do thời điểm này các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, rất dễ hình thành mụn viêm, mụn bọc,...

Da dễ nổi mụn mỗi khi căng thẳng, stress

Nếu bạn thường xuyên bị nổi mụn khi tâm lý căng thẳng, áp lực thì chắc hẳn lúc này bạn đang gặp phải tình trạng mụn nội tiết. Các bác sĩ cho rằng, khi tinh thần căng thẳng sẽ sản sinh ra hormone cortisol - kích thích làm trầm trọng các tình trạng của mụn viêm, mụn bọc.

Đặc điểm nhận diện của mụn nội tiết là thường xuất hiện ở vùng cằm và xương hàm

Đặc điểm nhận diện của mụn nội tiết là thường xuất hiện ở vùng cằm và xương hàm

Mụn nội tiết và cách điều trị hiệu quả hiện nay

Khác với các loại mụn đầu trắng, mụn đầu đen thì mụn nội tiết thường rất khó để điều trị. Những sản phẩm làm sạch da thông thường không thể điều trị dứt điểm được loại mụn này. Vì vậy, bạn cần sử dụng một số thuốc đường uống hay bôi da tùy từng tình trạng cụ thể.

Đối với những trường hợp mụn nhẹ: Có thể sử dụng các thuốc dạng bôi ngoài da.

Đối với những trường hợp nặng: Sử dụng thuốc do bác sĩ kê, kết hợp với bôi ngoài da để đạt hiệu quả tốt nhất. Do các nang mụn thường nằm sâu dưới da nên chỉ sử dụng đơn thuần một loại thuốc thì rất khó có thể tác động tới nhân mụn.

Sử dụng thuốc bôi trị mụn nội tiết

Các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng chính là loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn trên da. Đồng thời còn giúp giảm các tình trạng như tắc nghẽn lỗ chân lông, ngăn ngừa viêm nhiễm.

Một số sản phẩm bôi ngoài da có chứa các hoạt chất giúp trị mụn như:

  • AHA: Là một acid tan trong nước, hoạt động chủ yếu ở trên bề mặt của da, giúp bong tróc các lớp tế bào chết, thông thoáng lỗ chân lông và hạn chế sự tích tụ của bụi bẩn. 
  • BHA: Có cơ chế tác dụng tương tự như AHA, tuy nhiên hoạt chất này có khả năng thấm sâu vào da hơn do có đặc tính tan trong dầu. Ngoài ra, BHA còn có khả năng chống viêm.
  • Benzoyl peroxide: Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, do đó rất hiệu quả trong việc điều trị mụn viêm, mụn bọc và mụn mủ.
  • Retinoids: Đây là hoạt chất có nguồn gốc từ vitamin A, có tác dụng trị mụn, giảm thâm da và chống lão hóa cho da.
  • Acid azelaic: Với tác dụng giảm mụn viêm do nhiễm khuẩn, hạn chế thâm sẹo. Hoạt chất này thường được kết hợp nhằm tăng hiệu quả điều trị.

Lưu ý: Các thuốc bôi trị mụn thường gây kích ứng, bong tróc. Do đó, trước khi bắt đầu sử dụng bạn cần tuân theo liều dùng mà bác sĩ chỉ định để hạn chế các tác dụng không mong muốn.

Đặc điểm nhận diện của mụn nội tiết là thường xuất hiện ở vùng cằm và xương hàm

Một số thuốc bôi trị mụn nội tiết có thể gây kích ứng cho da

Mụn nội tiết nên uống thuốc gì?

Vì các nốt mụn do rối loạn nội tiết thường hình thành sâu dưới da mà các thuốc bôi khó có thể tác động được tới chúng. Chính vì vậy, trong trường hợp này, các loại thuốc uống có thể mang lại hiệu quả rất tốt trong việc làm sạch da và cân bằng nội tiết tố. Vậy người bị mụn nội tiết nên uống thuốc gì?

  • Các thuốc tránh thai hàng ngày: Thuốc tránh thai dùng để điều trị mụn nội tiết thường có chứa ethinylestradiol cùng với một số thành phần khác như: Drospirenone, Norgestimate, Norethindrone,... Các thành phần trong thuốc tránh thai giúp cải thiện tình trạng mụn nội tiết, đặc biệt vào những giai đoạn hormone tăng cao. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử tăng huyết áp, ung thư vú thì không nên sử dụng biện pháp này.
  • Thuốc chống androgen: Các thuốc nhóm này giúp giảm lượng nội tiết tố nam androgen. Bởi khi nồng độ androgen tăng cao có thể gây ra các vấn đề về mụn thông qua việc làm tăng quá trình sản xuất dầu nhờn trên da. 
  • Trị mụn nội tiết bằng retinoid: Nếu như mụn nội tiết không quá nghiêm trọng thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng retinoid. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng, bạn cần thoa kem chống nắng để bảo vệ da.

Khi sử dụng viên uống retinol trị mụn nội tiết cần lưu ý bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Khi sử dụng viên uống retinol trị mụn nội tiết cần lưu ý bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Phương pháp trị mụn nội tiết từ thảo dược thiên nhiên

Ngoài ra, các phương pháp điều trị bằng thiên nhiên có thể giúp giảm tình trạng mụn nội tiết dạng nhẹ. Một số phương pháp trị mụn nội tiết bằng nguyên liệu tự nhiên như:

  • Trị mụn nội tiết bằng rau má: Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, hoạt chất saponin có trong rau má giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bạn chỉ cần uống nước ép rau má mỗi ngày để cải thiện làn da mụn của mình.
  • Trị mụn nội tiết bằng rau diếp cá: Hoạt chất quercetin và isoquercitrin có trong rau diếp cá rất tốt trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Đây là thức rau phổ biến có thể tìm thấy nhiều ở trong thiên nhiên. 
  • Trị mụn nội tiết bằng nghệ: Đây là nguyên liệu đã quá phổ biến trong việc trị mụn và trị thâm trên da. Nhờ hoạt chất curcumin giúp kháng khuẩn, kháng viêm và ngăn ngừa thâm sẹo. Sử dụng bột nghệ thay cho mặt nạ, đắp lên vùng da bị mụn giúp cải thiện rất hiệu quả.
  • Trị mụn nội tiết bằng lá trà xanh: Thành phần chính có trong lá trà xanh là EGCG - giúp chống oxy hóa, có tác dụng nhanh nhiệt, giải độc, giảm mụn viêm. Cách thực hiện như sau: Đem lá trà xanh đi rửa sạch, đun sôi nước rồi cho lá trà xanh vào. Đợi một thời gian cho tinh chất chiết ra hết. Sử dụng nước đó để thoa lên vùng da bị mụn. 

Sử dụng lá trà xanh là mẹo làm đơn giản tại nhà giúp trị mụn nội tiết

Sử dụng lá trà xanh là mẹo làm đơn giản tại nhà giúp trị mụn nội tiết

Cải thiện tình trạng mụn nội tiết bằng sản phẩm thảo dược

Bên cạnh các mẹo trị mụn nội tiết bằng nguyên liệu thiên nhiên, thì hiện nay xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược đang ngày được nhiều người quan tâm. Trong đó, sản phẩm có thành phần chính là dịch chiết neem được nhiều chị em ưa chuộng với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, và nhanh liền sẹo.

Nghiên cứu của các chuyên gia về da liễu như: Dr. Farhat S. Daud, Gauri Pande, Mamta Joshi, Ruchita Pathak, Shubhangi Wankhede vào năm 2013 đã chứng minh, lá neem là một trong những loại thảo dược giúp chống viêm, chống pyretic và chống vi khuẩn cần thiết trong quá trình điều trị mụn trứng cá.

Trong lá neem chứa nhiều hoạt chất như margolone, margolonone và isomargolonone giúp loại bỏ nhân mụn trứng cá. Ngoài ra, dịch chiết lá neem còn có khả năng ngăn chặn sự sản sinh ROS và cytokine - là chất trung gian gây viêm mụn.

Ngoài thành phần trên, các sản phẩm thiên nhiên hỗ trợ điều trị mụn còn sự kết hợp của sài đất, ba chạc, lô hội, hoàng liên mang lại nhiều tác dụng, không chỉ

giúp chống viêm, kháng khuẩn, nhanh liền sẹo mà còn hỗ trợ cơ thể thanh nhiệt, giải độc và ngăn ngừa mụn tái phát từ bên trong.

Dịch chiết neem rất hiệu quả trong việc cải thiện các vấn đề về mụn nội tiết

Dịch chiết neem rất hiệu quả trong việc cải thiện các vấn đề về mụn nội tiết

>> Xem thêm: Cây Neem Giải pháp xua tan mụn trứng cá. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin 

Lưu ý trong quá trình điều trị mụn nội tiết

Để kiểm soát mụn nội tiết tố, cần tác động vào nguyên nhân của vấn đề là sự mất cân bằng của hormone trong cơ thể. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện mụn nội tiết đơn giản, hiệu quả cho bạn ngay tại nhà.

  • Chăm sóc tốt cho làn da

Khi được chăm sóc kỹ càng, da sẽ khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa mụn hình thành thành. Cụ thể, bạn nên: 

  • Rửa mặt 2 lần bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn và dầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông rồi sinh mụn.
  • Tẩy da chết 1 lần/tuần để loại các tế bào chết.
  • Không chạm tay lên mặt.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
  • Khi bị mụn, không cố nặn nhân mụn, tránh để lại sẹo thâm. 
  • Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng (stress) là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá nói chung cũng như mụn nội tiết tố. Căng thẳng mạn tính sẽ dẫn đến nồng độ hormone cortisol trong máu luôn cao. Cortisol trong máu cao sẽ làm tăng nồng độ androgen (một loại hormone sinh dục nam) và gây ra mụn trứng cá. Bởi vậy, người bị mụn trứng cá nội tiết nên hạn chế để cơ thể rơi vào căng thẳng bằng các liệu pháp thư giãn như: Ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc, đi bộ, đi chơi… 

Kiểm soát căng thẳng là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng mụn nội tiết

Kiểm soát căng thẳng là một trong những cách giúp cải thiện tình trạng mụn nội tiết

  • Ăn các thực phẩm có chứa ít đường

Đường từ đồ ăn nhanh, chế biến sẵn có thể khiến cơ thể bị stress. Hãy cố gắng ăn các thực phẩm hữu cơ, có chỉ số GI (Glycemic Index) thấp như: Khoai lang, rau xanh và ngũ cốc; hạn chế ăn khoai tây, gạo.

  • Tăng cường bổ sung acid béo thiết yếu

Các acid béo thiết yếu là những loại mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung từ bên ngoài vào. Tác dụng của chúng trong trị mụn trứng cá là giảm viêm, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và giảm androgen. Một số loại thực phẩm chứa nhiều acid béo như: Dầu hoa anh thảo, dầu cá, dầu oliu, dầu dừa, các loại hạt, bơ, tảo biển…

Tuy nhiên, không phải loại acid béo nào cũng có lợi với người bị mụn trứng cá, chẳng hạn như omega-6 trong dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương và dầu thực vật bởi chúng có thể làm nặng thêm tình trạng viêm.

  • Bổ sung các vitamin và khoáng chất

Các vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B, kẽm, magie… sẽ giúp sức đề kháng của cơ thể được tăng cường, có thể giảm mụn trứng cá. Ăn nhiều trái cây và rau củ chính là một cách tuyệt vời để bổ sung các chất dinh dưỡng này.  

Qua thông tin mà bài viết chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về mụn nội tiết tố. Để cải thiện mụn hiệu quả, bạn cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý, kết hợp với bôi kem thảo dược hàng ngày. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận vào ô bên dưới để được giải đáp chi tiết nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21792-hormonal-acne#.

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/6224126/

https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/hormonal-acne#natural-treatments

https://www.medicalnewstoday.com/articles/313084