Cây sầu đâu còn có nhiều tên gọi khác là cây neem, cây xoan Ấn Độ, xoan ăn gỏi, xoan sầu đâu… Từ lâu, vị thuốc quý này đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để chữa rất nhiều bệnh như đái tháo đường, tiêu chảy, sốt rét, eczema, vẩy nến... Đặc biệt, cách trị mụn trứng cá từ cây sầu đâu rất được ưa chuộng. Bởi vậy, sự ra đời của kem trị mụn trứng cá chứa thành phần chính từ cây sầu đâu được xem là một phát hiện nổi bật trong chiến lược điều trị mụn trứng cá hiện nay.
Cây sầu đâu (cây neem) là cây gì?
Sầu đâu còn có tên gọi khác là “neem” hay xoan Ấn Độ, đây là nguồn dược liệu quý. Sầu đâu đã được sử dụng từ hơn 4000 năm trước tại Ấn Độ. Cây rất dễ trồng, có sức sống mãnh liệt, phát triển tốt ở những vùng nhiệt độ cao như sa mạc, bán hoang mạc. Năm 1981, một số hạt giống của sầu đâu được đưa về trồng thử nghiệm tại Ninh Thuận. Đến nay, loại cây này đã trở nên rất quen thuộc ở Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh phía Nam như Ninh Thuận, Kiên Giang, An Giang.
Theo kinh nghiệm dân gian, sầu đâu không chỉ dùng để ăn gỏi mà còn dùng làm thuốc chữa rất nhiều bệnh. Ở Ấn Độ, người ta thường gọi sầu đâu là “Cây thuốc của dân làng” (Village Pharmacy Tree) vì cây này có thể chữa được hầu hết các bệnh cho người trong làng. Ở vùng Đông Phi, người ta lại gọi sầu đâu là “Cây bốn mươi” vì thấy rằng, loài cây này có thể chữa được 40 loại bệnh khác nhau. Ở Việt Nam, người dân thường sắc thuốc từ vỏ cây sầu đâu để làm thuốc chống sốt rét, trị các bệnh ngoài da, hoặc dùng lá để bào chế các cách chữa mụn trứng cá, lở loét, eczema, dùng quả để làm thuốc tẩy giun…
Đã có nhiều nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới chứng minh tác dụng của dịch chiết cây sầu đâu (cây neem Ấn Độ) trong việc điều trị mụn trứng cá. Cụ thể như, trong 1 nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí khoa học Current Science (Ấn Độ) số ra ngày 10/6/2002, tác giả Kausik Biswas đã kết luận: dịch chiết lá sầu đâu (neem) có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn rộng rãi, chống lại 14 chủng vi khuẩn khác nhau. Nghiên cứu cũng cho thấy, tác dụng trị mụn rõ rệt của dịch chiết sầu đâu (dịch chiết neem) khi nó được kết hợp cùng các thảo mộc Ayurveda khác.
Trong một thí nghiệm lâm sàng tiến hành bởi bác sĩ da liễu MG Gopal (Ấn Độ) được đăng tải trên tạp chí The Indian Practitioner cho thấy, các triệu chứng ở những người bị mụn trứng cá mức độ 2 và 3 cải thiện đáng kể nhờ điều trị bằng cách pha trộn các loại thảo mộc Ayurveda, trong đó có cây sầu đâu (neem).
Cây sầu đâu có phải là cây xoan ta (có độc)?
Cây sầu đâu là loại cây không có độc và khác hẳn cả về hình dáng lẫn tác dụng so với cây xoan ta (loại cây có độc) mọc nhiều ở miền Trung: Cây xoan ta có lá màu xanh, hoa màu trắng tím, tất cả các bộ phận của cây đều chứa độc tính, đặc biệt là lá và quả. Ngược lại, sầu đâu có hoa màu trắng xanh, lá màu xanh sẫm, mọc đối xứng, mép lá có răng cưa, tất cả các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc, đặc biệt là thuốc trị mụn trứng cá.
Theo y học cổ truyền, lá của sầu đâu có vị đắng, tính mát, ăn được và là vị thuốc quý. Tác dụng kỳ diệu của lá sầu đâu đã được người Ấn Độ ứng dụng từ xa xưa để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét… Ngoài ra, nó còn giúp chống oxy hóa, kháng lại tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư...
Tại sao cách trị mụn trứng cá từ cây sầu đâu rất được ưa dùng?
Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, dịch chiết từ lá cây sầu đâu có hiệu quả điều trị nhiều bệnh ngoài da như vẩy nến, chàm và đặc biệt là mụn trứng cá. Sau đây là hai tác dụng quý của sầu đâu trong việc điều trị mụn
Cây sầu đâu có tác dụng diệt vi trùng gây mụn, giúp giảm viêm do mụn trứng cá. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy, tất cả các thành phần của cây sầu đâu đều có tác dụng kháng khuẩn rất mạnh. Không những thế, sầu đâu còn chứa các hợp chất giống như aspirin giúp giảm tình trạng viêm và tấy đỏ. Hai yếu tố này của cây sầu đâu là lý do chính khẳng định tác dụng tuyệt vời của sầu đâu trong điều trị mụn trứng cá.